Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, mạng lưới các tuyến metro chạy qua địa phận Mê Linh được phê duyệt bao gồm các tuyến như sau:
- Tuyến số 4: Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Từ Liêm – Thượng Cát – Mê Linh. Tuyến Metro số 4 có tổng chiều dài khoảng 53,1km kết nối có dạng vòng tròn với các tuyến số 1, số 2, số 3 và số 5.
- Tuyến số 6: Nội Bài – Ngọc Hồi, kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và Tuyến số 7 tại khu đô thị Dương Nội. Chiều dài khoảng 43 Km.
- Tuyến số 7: Mê Linh – Nhổn – Vân Canh – Dương Nội, kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đại Mạch và Tây Tựu, với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội chiều dài 35km.
Các tuyến đường sắt trên cao Metro này sẽ kết nối với các tuyến metro số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, và số 8:
- Tuyến số 1: Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh, chiều dài khoảng 38,7 Km;
- Tuyến số 2: Nội Bài – Trung tâm thành phố Hà Nội – Thượng Đình, tổng chiều dài khoảng 35,2km, là trục giao thông huyết mạch cho khu vực đô thị hiện tại và tương lai, kết nối với tuyến số 2A;
- Tuyến số 3: Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai có chiều dài khoảng 21km, sau năm 2021 sẽ phát triển kéo dài tuyến số 3 tới Sơn Tây, tổng chiều dài dự kiến 48 km;
- Tuyến số 5: Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc. Chiều dài khoảng 34,5 Km
- Tuyến số 8: Cổ Nhuế – Vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá. Chiều dài khoảng 28 Km.
Khi mạng lưới đường sắt đô thị này hình thành sẽ mang lại lợi ích to lớn, góp phần kết nối đô thị ngoại ô với trung tâm thành phố Hà Nội một cách dễ dàng nhanh chóng. Góp phần gia tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng, cải thiện môi trường đô thị, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, mang lại lợi ích kinh tế cho khu vực. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của bất động sản Mê Linh, mở ra nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi, và tăng cường nguồn cung nhà ở giảm tải cho khu vực nội đô.
Khánh Vân
Theo hudmelinhcentrall.comm.vn